Thứ sáu, Ngày 26/4/2024

Tác hại của ánh sáng mặt trời

Việt Nam là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt: mùa nắng có nhiệt độ cao, nắng chan hòa kéo dài 6 tháng; mùa mưa có mưa rào từng cơn xen kẽ với những lúc có nắng chứ nắng không hoàn toàn biến mất, cho nên trong dân gian ta đã có câu “sau cơn mưa trời lại sáng” hoặc có nhà thơ đã viết “hết mưa rồi, là nắng hửng lên thôi”. Từ đó cho thấy ánh nắng có một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta,nắng là một phương thuốc khử trùng hữu hiệu. Dưới tác động của ánh nắng, tiền chất vitamin D nằm dưới da sẽ trở thành vitamin D giúp chúng ta tránh được bệnh còi xương. Ở đâu có nắng thì sự sống ở đó trở nên tươi tốt hơn cả đối với thực vật, động vật và cả con người.

Phổ ánh sáng mặt trời trải dài từ vùng tử ngoại đến vùng hồng ngoại:
1.1 Ánh sáng tử ngoại
Ánh sáng tử ngoại được chia thành 3 vùng như sau:
Vùng tử ngoại xa (UVA) : 100 nm - 280nm
Vùng tử ngoại trung bình (UVB) : 280 nm - 315nm
Vùng tử ngoại gần (UVC) : 315nm - 380nm
1.2 Ánh sáng nhìn thấy
Ánh sáng nhìn thấy thông thường là ánh sáng lấy được từ ánh sáng mặt trời hay ánh sáng lấy được từ bóng đèn, chủ yếu dùng để chiếu sáng. Đó là ánh sáng trắng, tổ hợp của 7 màu ánh sáng cầu vồng: Đỏ - Da cam – Vàng - Lục – Lam – Chàm – Tím.
Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy: từ 380 nm đến 780 nm
1.3 Ánh sáng hồng ngoại:
Ánh sáng hồng ngoại chủ yếu gây ra hiệu ứng nhiệt đối với cơ thề. Trong khi sử dùng ánh sáng hồng ngoại cần hết sức lưu ý đến liều lượng vì dễ dàng gây bỏng cho bệnh nhân. Liều lượng phụ thuộc vào thông số bước sóng
Bước sóng ánh sáng hồng ngoài:
Chia thành 3 vùng: hồng ngoại gần, hồng ngoại trung bình, hồng ngoại xa
Vùng hồng ngoại gần (URA): 780 nm – 1400 nm
Vùng hồng ngoại trung bình (URB): 1400 nm – 300 nm
Vùng hồng ngoại xa (URC): 3000 nm – 106 nm
Như vậy: ánh sáng mặt trời gồm có các tia UVA, UVB,UVC, ánh sáng khả kiến và tia hồng ngoại( gồm URA,URB,URC) trong đó tia UVA và UVB đóng một vai trò quan trọng trong việc gây tổn thương trên da.
1.3.1.1 TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TIA UVB
Vùng tử ngoại trung bình (UVB) : 280 nm - 315nm
a. Tác dụng chống còi xương
Vitamin D là một nhóm steroid hormone tan trong dầu. Có nhiều dạng vitamin D đặc trưng khác nhau, trong đó thì vitamin D3 được tạo ra khi năng lượng ánh sáng được phân tử tiền chất 7 – dehydrocholesterol hấp thụ và biến đổi thành cholecalciferol( vitamin D3 ). Vitamin D3 chưa có hoạt tính sinh học đáng kể. Dưới tác dụng của tia UVB, sự tổng hợp vitamin D3 xảy ra trong phần sâu của thượng bì, sau đó vitamin D3 được gan giữ lại và chuyển thành dạng 25 hydroxy - vitamin D3 (là chất chuyển hóa hoạt động). Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ calci, làm rắn chắc xương, thúc đẩy quá trình khoáng hóa xương cùng với một số vitamin, khoáng chất và hormone khác.
Lượng vitamin D3 được tổng hợp khi phơi nắng da để hấp thụ UVB đủ cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể. Tuy nhiên hàm lượng này giảm theo độ tuổi, tuổi càng cao sự tổng hợp vitamin càng giảm. Ngoài ra sự tổng hợp vitamin còn thay đổi theo mức độ sắc tố da, mùa, vĩ độ, độ dài ngày và đêm, thời gian phơi nắng…
Tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời ở trẻ em gây ra bệnh thiếu vitamin D làm cho xương trở nên mỏng, giòn, mềm và dễ bị biến dạng. Từ đó tạo ra những rối loạn trong việc phát triển xương hay còn gọi là bệnh còi xương. Bệnh này có thể được phòng ngừa bằng cách chiếu tia UV, phơi nắng hoặc cho uống vitamin D. Vitamin D sẽ ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn, đồng thời vitamin D còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển và biệt hóa của một số loại tế bào.
Do đó ánh sánh mặt trời có tác dụng đáng kể trong quá trình tổng hợp vitamin D. Việc thường xuyên bôi kem chống nắng có thể ảnh hưởng làm giảm nồng độ vitamin D, quần áo, kính, các chất dẻo cũng ngăn cản hấp thụ tia UVB.
b. Hồng ban do mặt trời
Phổ gây ra hồng ban là trong vùng UVB, tác dụng gây ra hồng ban tối đa ở bước sóng 308nm.
Có 4 loại hồng ban, cấp độ nặng tăng từ trên xuống:
- Hồng ban màu hồng.
- Hồng ban màu đỏ tươi.
- Hồng ban tím, phù nề, đau.
- Tróc da (tạo phỏng nước).
Cấp độ nặng tăng từ từ
Cường độ của hồng ban tùy thuộc vào thời gian và cường độ phơi bày ra ánh sáng (mùa, gió, độ cao, vĩ độ v.v...).
c. Tạo sắc tố chậm hay sự nâu da
Sự nâu da bắt đầu từ 2 ngày sau khi tiếp xúc và tác dụng tối đa vào khoảng ngày thứ 20. Nó biến mất dần sau đó nếu không phơi nắng nữa. Sự tạo sắc tố này là do phản ứng đáp ứng của da làm tăng sức chứa melanin trong da do sự phơi bày của da và do tác động của ánh sáng mặt trời.
d. Tăng sừng
Tia UVB cũng như UVA có vai trò làm tăng sự phân bào của Keratinocytes làm cho lớp sừng dày lên. Ở người bị mụn trứng cá, hiện tượng tăng sừng này rất tai hại vì nó làm tăng thêm sự ứ đọng chất bã, làm tăng các mụn cồi (comedons) đồng thời xuất hiện nhiều sang thương viêm hơn.
e. Sự lão hóa da do ánh sáng mặt trời
Tác dụng của tia sáng mặt trời trong việc tạo ra sự lão hóa da đã được chứng minh nhờ vào công trình của Lauken Kligman trên những con chuột không có lông.
Ở người, ngày nay người ta cho rằng sự lão hóa da do ánh sáng mặt trời là do tác dụng cộng và sự hiệp đồng giữa tia UVA và UVB, tia hồng ngoại và tia ánh sáng khả kiến.
f. Tác dụng sinh ung của ánh sáng
- Ung thư da (tế bào đáy và tế bào gai) tác dụng sinh ung của ánh sáng đối với ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào gai là một hiện tượng tích lũy tùy thuộc vào liều lượng của ánh sáng.
- U sắc tố ác tính
Đối với bệnh này, tác dụng sinh ung của ánh sáng mặt trời không phải do tác dụng tích lũy mà có liên quan đến sự phơi bày ánh sáng đột ngột và dữ dội ở thời thơ ấu.
g. Khởi phát hay làm nặng thêm những bệnh da do ánh sáng
- Bệnh da nhạy cảm ánh sáng do thuốc bôi tại chỗ hay toàn thân, tertinoine, peroxyde benzoyl, amitriptyline, vinblastine.
- Những bệnh da nhạy cảm như viêm da ánh sáng đa dạng.
- Một vài bệnh da do nhạy cảm ánh sáng như: đợt tái phát của herpès môi, mụn trứng cá, trứng cá đỏ...
1.3.1.2 TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA TIA UVA
a. Tác dụng sinh hồng ban
Tia UVA cũng có tác dụng sinh hồng ban nhưng cần 1 liều gấp 1.000 lần cao hơn so với liều cần thiết so với UVB để gây ra cùng 1 tác dụng.
b. Tác dụng sinh sắc tố
Tạo sắc tố ngay tức thì, hiện tượng này có liên quan đến tia UVA và ánh sáng khả kiến. Khi đó sẽ tạo một sắc tố nâu mờ tạm thời, xuất hiện vài phút đến vài giờ và có thể duy trì đến 36 giờ.
c. Sự lão hóa da do ánh sáng
Trong phổ UVA, đó là những tia UVA ngắn là tia gây lão hóa. Tia này phối hợp với tia UVB gây ra những tổn thương ít nặng nề nhưng sâu hơn những tổn thương của UVB.
d. Tác dụng sinh ung do ánh sáng
- Ung thư da
- Ngoài tia UVB tia UVA ngắn có vai trò chủ yếu trong sự xuất hiện ung thư da. Đối với loại đèn có tia UVA phổ rộng dùng để gây nâu da thẩm mỹ có thể có tác dụng sinh ung thư ở chuột.
- U sắc tố ác tính
Phơi bày dưới đèn UVA có thể là một yếu tố nguy cơ thêm vào đối với u sắc tố ác tính.
e. Khởi phát hay làm nặng thêm những bệnh da do ánh sáng:
- Những bệnh da nhạy cảm ánh sáng do sử dụng thuốc bằng đường tại chỗ hay toàn thân psoralènes, cyclines, phiazine, quinolones...
- Bệnh da do ánh sáng như bệnh da do ánh sáng lành tính
- Vài bệnh da nhạy cảm ánh sáng như lupus, cholasma, trứng cá đỏ...
theo : thietbiysinh.com
2